dien lanh dai tin

Ý nghĩa mã lỗi máy lạnh Panasonic và cách khắc phục

Máy lạnh Panasonic sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện một số lỗi hư hỏng ngoài ý muốn mà nếu như chúng ta không biết ý nghĩa của từng mã lỗi và cách sửa chữa thì máy lạnh thì việc sửa chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong bài viết này, các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy lạnh đang làm việc tại TPHCM sẽ hướng dẫn chúng ta cách truy vấn cũng như đọc ý nghĩa mã lỗi của máy lạnh Panasonic

Xem thêm: Máy lạnh Panasonic không lạnh do nguyên nhân gì

mã lỗi máy lạnh panasonic

CÁCH TRUY VẤN MÃ LỖI BẰNG REMOTE

Bước 1: Dùng que nhọn nhấn và giữ nút CHECK trên điều khiển khoảng 5 giây cho đến khi màn hình trên remote hiển thị dấu “- -“.

Bước 2: Hướng remote về phí dàn lạnh và nhấn nút TMER “▲” hoặc “▼”. Mỗi lần nhấn nút “▲” hoặc “▼”, màn hình remote sẽ tuần tự hiển thị mã lỗi. Nếu máy lạnh gặp sự cố thì báo đèn POWER trên máy lạnh sẽ chớp một lần và phát tiếng kêu “bíp” liên tục trong 4 giây để xác nhận mã lỗi. Mã lỗi đang hiển thị trên màn hình remote sẽ là lỗi máy lạnh đang gặp.

Chế độ truy vấn mã lỗi sẽ ngắt khi bạn nhất và giữ nút CHECK trong 5 giây, hoặc nó tự ngắt sau 20 giây nếu bạn không có thêm thao tác.

Để xóa lỗi tạm thời trên máy : ngắt nguồn cung cấp cho máy hoặc nhấn AC RESET trên remote và cho máy lạnh hoạt động để kiểm tra lại.

Thực hiện lại các bước từ 1 đến 2 như trên. Nếu bộ nhớ chưa từng ghi lỗi, máy sẽ phát tiếng PÍP ở mã lỗi 00H . Nếu mã lỗi trong bộ nhớ và trên Remote control khớp nhau, đèn POWER sẽ sáng trong vòng 30 giây và máy phát ra tiếng PÍP liên tục trong 4 giây.

Xóa lỗi trong bộ nhớ bằng cách nhấn và giữ nút AUTO ON/OFF trong 5 giây (chức năng TEST RUN) và dùng que nhọn nhấn giữ CHECK trong 1 giây.

BẢNG MÃ LỖI MÁY LẠNH PANASONIC

  • 00H: Bình thường, không bị lỗi
  • 11H: Lỗi đường dữ liệu giữa khối trong và ngoài
  • 12H: Khối trong và ngoài khác công suất
  • 14H: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng
  • 15H: Lỗi cảm biến nhiệt độ máy nén
  • 16H: Dòng điện tải máy nén quá thấp
  • 19H: Lỗi quạt dàn lạnh
  • 21H: Chưa sử dụng
  • 23H: Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn lạnh
  • 24H: Chưa sử dụng
  • 25H: Mạch E-on lỗi
  • 27H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ngoài trời
  • 28H: Lỗi cảm biến giàn nóng
  • 30H: Lỗi cảm biến nhiệt độ ống ra của máy nén (CU-S18xx)
  • 33H: Lỗi kết nối khối trong và ngoài
  • 38H: Khối trong và ngoài không đồng bộ
  • 58H: Lỗi mạch PATROL
  • 59H: Lỗi ECO PATROL
  • 97H: Lỗi khối ngoài trời (CU-S18xx/S24xx)
  • 98H: Nhiệt độ giàn trong nhà quá cao (Chế độ sưởi ấm)*
  • 99H: Nhiệt độ dàn lạnh giảm quá thấp (đóng băng)
  • 11F: Lỗi chuyển đổi chế độ Lạnh/Sưởi ấm
  • 90F: Lỗi trên mạch PFC ra máy nén
  • 91F: Dòng tải máy nén quá thấp
  • 93F: Lỗi tốc độ quay máy nén
  • 95F: Nhiệt độ dàn nóng quá cao
  • 96F: Quá nhiệt bộ transistor công suất máy nén (IPM)
  • 97F: Nhiệt độ máy nén quá cao
  • 98F: Dòng tải máy nén quá cao
  • 99F: Xung DC ra máy nén quá cao

Bài viết liên quan
Website: Điện Lạnh Đại Tín
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012